Sau rất nhiều năm nghiên cứu và trực tiếp phỏng vấn cũng như đi phỏng vấn, từ công ty nhỏ, đến tập đoàn lớn và cả những startup phát triển nhanh, tôi rút ra được thực chất các câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn chỉ là biến thể của một số câu cơ bản, được nhà tuyển dụng thay đổi tùy thuộc tính chất công việc, tầm quan trọng của vị trí và tính cách người hỏi, như vậy bạn chỉ cần nắm được cách trả lời phỏng vấn của 20 câu thường gặp nhất là có thể tự phát triển các cách trả lời cho những câu hỏi nâng cao hay dù là khó hơn.
Nếu bạn đang tìm kiếm những cách trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp, không chỉ là ví dụ minh họa, mà còn là các phân tích tại sao nên trả lời như vậy, thì hãy tiếp tục đọc bài viết này. Tôi là Đặng Hữu Sơn (Sonny Dang), tôi sẽ chia sẻ bộ các câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn xin việc hàng đầu và các ví dụ trả lời phỏng vấn xin việc, cộng với những điều nên làm và không nên để bạn sẵn sàng vượt qua cuộc phỏng vấn sắp tới của mình.
Đối với mỗi loại câu hỏi, bạn sẽ nhận được:
- Lưu ý về lý do tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi câu hỏi này
- Những điều nên làm và không nên làm, bao gồm cả những sai lầm hàng đầu cần tránh
- Câu trả lời có ví dụ sẽ gây ấn tượng với bất kỳ nhà tuyển dụng nào
Bài viết khá dài, do đó tôi cũng soạn cách trả lời phỏng vấn trên một phiên bản PDF có thể in ra hoặc xem trên các thiết bị như Kindle... Bạn có thể đăng ký bản PDF tại đường link cuối bài viết.
Chúng ta bắt đầu thôi…
Câu phỏng vấn số 1. Hãy giới thiệu về bản thân bạn
Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất và nó khiến rất nhiều ứng viên băn khoăn nên mở đầu và kết thúc như thế nào.
Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn và cách trả lời phỏng vấn hay nhất bao gồm những cách gây ấn tượng khi người phỏng vấn hỏi câu hỏi này:
Đầu tiên, nhớ rằng bạn chỉ nên gói gọn câu trả lời vào những cột mốc, những sự kiện liên quan nhất đến công việc khi trả lời, “Hãy giới thiệu về bản thân bạn. ”
Mặc dù khi phỏng vấn, một số người phỏng vấn không yêu cầu bạn phải như thế nào, nhưng những gì người phỏng vấn thường đang tìm kiếm chính là cách bạn mô tả về bản thân bạn. Họ có thể đã lướt qua CV của bạn, nhưng bạn nên nhớ, họ muốn nghe trực tiếp các thông tin quan trọng từ bạn, một cách bạn recap các mốc thời gian quan trọng nhất mà theo bạn nghĩ, nó sẽ giúp ích cho vị trí đang ứng tuyển.
Và để giữ cho câu trả lời của bạn rõ ràng và dễ hiểu, hãy kể câu chuyện của bạn theo trình tự thời gian.
Có 2 cách trả lời phỏng vấn cho bạn lựa chọn:
Theo thứ tự thời gian
Nếu bạn mới tốt nghiệp hoặc chỉ mới đi làm 1-2 năm, chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể thảo luận về công việc học tập của mình. Tại sao bạn lại chọn ngành học này? Bạn đã thực hiện những dự án nào và bạn đã từng làm việc gì? Bạn có thể recap nhanh:
”Tôi tên là Q, Tôi tốt nghiệp ĐH Kinh Tế năm 2021, dù chỉ mới ra trường 1 năm nhưng bản thân đã trải nghiệm thực tế công việc chăm sóc khách hàng được 2 năm tại các công ty A và B, trong đó, tôi giúp cty A giảm 10% tỷ lệ hủy đơn trên website từ các khách hàng khó tính nhờ ý tưởng XY…”
Ví dụ tạo bởi Sonny Dang
Mốc quan trọng và lùi lại từng cột mốc liên quan nhất
Nếu bạn có nhiều thứ để kể, nhiều thành tích để chia sẻ, nhiều kinh nghiệm để giãi bày thì cách thứ 2 dành cho bạn. Khi giới thiệu bản thân bằng cách này, đừng nói về việc bạn tốt nghiệp trường nào, đừng kể ngay bạn đã làm bao nhiêu công ty, trong CV bạn đã trình bày rồi, kỹ thuật ở đây là hãy chọn lọc 1-2 công ty/vị trí mà bạn để lại ấn tượng và thành tích tốt nhất để nói ngay từ đầu. Hãy cho người phỏng vấn biết về những thành tích chính của bạn, những bước ngoặt trong sự nghiệp bạn đã thực hiện và lý do, và kết thúc bằng cách chia sẻ những gì bạn muốn làm tiếp theo trong sự nghiệp và lý do bạn đang tìm việc.
“Tôi là T, tôi đã có hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing, đặc biệt là digital marketing. Đây là lĩnh vực này là đam mê của tôi và nhờ đó giúp tôi đạt được nhiều thành tích tại công ty A như thúc đẩy doanh số nhờ SEO với chi phí 0 đồng, tối ưu và giảm 30% chi phí digital ads nhờ ứng dụng hoạt động inbound marketing…
Ví dụ tạo bởi Sonny Dang
Đừng cố nói hết thông tin cho câu đầu tiên. Chắc chắn bạn không đủ thời gian và bạn sẽ không gây được sự tò mò từ người đối diện.
Cách bạn gợi mở những gì tốt nhất của bạn rất quan trọng, những thành tích mà không thể viết hết trong CV hay Cover Letter, cách này sẽ giúp tạo sự tò mò từ nhà tuyển dụng, để họ có thể hỏi sâu hơn các khía cạnh bạn mới chia sẻ, từ đó tạo lợi thế tâm lý tốt hơn cho bạn khi được nói về những điều bạn tự tin.
Nên làm:
- Chỉ tập trung vào việc chia sẻ câu chuyện chuyên môn, những thành tích, project đã làm và công việc liên quan đến vị trí đang ứng tuyển
- Giữ câu trả lời của bạn dưới 2 phút
- Chia sẻ về cách bạn bắt đầu sự nghiệp của mình, những bước chuyển chính bạn đã thực hiện và sau đó đưa chúng vào tình hình hiện tại của bạn
Đừng:
- Chia sẻ thông tin cá nhân, đừng kể lể theo trật tự thời gian ví nghe rất nhàm chán
- Nói lan man, không biết đang nói gì, nói dài hơn 2 phút
Ví dụ về câu trả lời phỏng vấn
“Tôi bắt đầu sự nghiệp của mình trong lĩnh vực Marketing sau khi tốt nghiệp loại xuất sắc vào năm 2015. Tôi đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình tại tập đoàn FPT, nhận được hai lần thăng chức và ba giải thưởng cho thành tích xuất sắc. Sau một thời gian cùng kinh nghiệm của mình, tôi quan tâm vị trí Head of Marketing tại công ty để chinh phục những thử thách mới và đóng góp thiết thực cho một startup mới nổi và đang tăng trưởng nhanh chóng.
Ví dụ tạo bởi Sonny Dang
Câu phỏng vấn số 2. Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
Ở góc độ là nhà tuyển dụng, tôi sẽ luôn sử dụng câu hỏi này để xem liệu ứng viên có hiểu biết, tìm hiểu gì về công ty hay vị trí ứng tuyển hay không.
Ở góc độ là ứng viên, thậm chí trước khi nhà tuyển dụng hỏi tới, tôi đã sử dụng tuyệt chiêu VVP (Value Validation Project) – Dự án xác thực giá trị bản thân để nổi bật với các ứng viên khác.
Trong các ví dụ trả lời phỏng vấn bên dưới, bạn sẽ thấy rằng mục đích chính là cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã thực hiện nghiên cứu của mình và là ứng viên phù hợp nhất. Bạn cần nói không với việc tới buổi phỏng vấn mà không hề biết gì về công ty.
Nếu bạn không nắm kỹ về công ty, về vị trí ứng tuyển, làm sao bạn biết mình là ứng viên xứng đáng có được lời mời làm việc – ai đó ngoài kia dù không có nhiều kinh nghiệm như bạn, dù bằng cấp không bằng nhưng họ sử dụng bộ tài liệu VVP và nghiên cứu kỹ về công ty, chắc chắn một điều họ sẽ trở nên thú vị và đáng để trao đổi hơn bạn.
Vì vậy, khi họ hỏi, “bạn biết gì về công ty của chúng tôi ?”, Mục tiêu chính của bạn là cho thấy bạn đã thực hiện nghiên cứu của mình một cách chỉn chu và chuyên nghiệp. Nếu bạn làm được điều này, bạn sẽ tự tin và cơ hội thành công sẽ rất cao.
Bí mật chinh phục nhà tuyển dụng với tài liệu VVP
Sử dụng bộ tài liệu VVP để làm nổi bật giá trị của bạn với nhà tuyển dụng, về cơ bản, VVP chính là:
1. Nghiên cứu công ty trước khi phỏng vấn (trên trang web của họ, trang LinkedIn, Báo chí, bạn bè, …)
2. Chuyển các nghiên cứu thành một tài liệu đề xuất giải pháp, ý tưởng liên quan vị trí đang ứng tuyển. Sáng tạo đề xuất của mình thì càng tốt vì nhà tuyển dụng không đánh giá đúng sai, họ muốn thấy được sự nghiêm túc và nỗ lực của bạn. Sonny Dang sẽ có các tuyến bài hướng dẫn cách làm VVP.
3. Tùy vào vị trí bạn ứng tuyển, hãy đưa ra đề xuất sát thực tế nhất: Giả sử vị trí Chăm sóc khách hàng, bạn hãy thử chat với nhân viên hoặc đặt một đơn hàng, sau đó có thể làm khiếu nại để xem toàn trình đơn hàng được xử lý khiếu nại như thế nào, nhờ đó bạn có hình dung về quy trình hiện tại, viết lại quy trình và đưa vào tài liệu đề xuất VVP. Hoặc nếu bạn ứng tuyển digital marketing, hãy dùng các tool phân tích để xem website công ty cần cải thiện gì, website có lỗi gì về Ux/Ui hay không, cần điều chỉnh ở điểm nào…
4. Trong câu trả lời của bạn, hãy giải thích điều gì khiến bạn quan tâm hoặc khiến bạn phấn khích về công ty của họ và thể hiện rằng bạn quan tâm đến công ty cụ thể của họ và lý do tại sao. Người phỏng vấn muốn biết lý do tại sao bạn muốn công việc cụ thể của họ ngay cả khi họ không hỏi trực tiếp.
VVP là cứu tinh của rất nhiều ứng viên, dù hạn chế về kinh nghiệm, khả năng truyền đạt cũng như không có nổi bật về bằng cấp. Thực tế, kinh nghiệm của tôi khi chia sẻ cho các học viên tại Talentio cho thấy khi nhà tuyển dụng đọc VVP, đều phản hồi rất tích cực, họ cho biết không nghĩ ứng viên lại đầu tư như vậy, họ rất ấn tượng với các đề xuất trong VPP, họ khao khát một ứng viên với sự nghiêm túc khi nghiên cứu công ty và đưa ra đề xuất ngay cả khi đang chỉ mới ứng viên như vậy.
Nên làm:
- Đọc kỹ mô tả công việc, bạn sẽ làm ở bộ phận nào, làm cho dự án nào từ đó mới bắt đầu nghiên cứu sâu từng từ khóa mà HR đã cung cấp trong JD
- Cung cấp một bộ hồ sơ bao gồm CV, Cover Letter và Tài liệu VVP
Đừng:
- Nói rằng bạn chưa tìm kịp tìm hiểu hoặc trả lời lan man
- Nói những sự thật không chính xác hoặc bạn không chắc (tốt hơn là biết một hoặc hai sự thật mà bạn có thể nói chính xác, hơn là năm sự thật mà bạn không chắc)
- Thực hiện nghiên cứu sơ sài và chỉ trích dẫn một vài thông tin cơ bản từ trang web của công ty
Câu trả lời ví dụ mẫu
Câu trả lời phỏng vấn ví dụ 1:
“Khi còn đang ngồi trên giảng đường, em đã từng mơ ước được vào làm ở FPT vì văn hóa và môi trường làm việc. Sau này khi tìm hiểu kỹ hơn, em biết trong tập đoàn FPT, có nhiều thương hiệu con như FPT Telecom, FPT Online, FPT Retail, và em đang ứng tuyển vị trí Chăm sóc khách hàng tại Foxpay, một Ví điện tử của tập đoàn FPT Telecom. Điều em thấy mình thực sự phù hợp, đó là kinh nghiệm 2 năm trong lĩnh vực chăm sóc khách mảng mobile app lĩnh vực tài chính sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xử lý khiếu nại các vấn đề thanh toán của khách hàng… Em rất muốn nghe thêm chia sẻ của Anh/Chị về công ty.
Ví dụ tạo bởi Sonny Dang
Câu trả lời phỏng vấn ví dụ 2:
“Tôi biết công ty A là một trong những người đi đầu trong lĩnh vực sản xuất theo hợp đồng cho ngành dược phẩm. Tôi cũng đã đọc hai bài báo gần đây và thấy rằng bạn vừa hoàn thành kế hoạch xây dựng một cơ sở mới để tăng gấp đôi công suất sản xuất, một tín hiệu cho thấy thị trường đang phát triển tốt. Một trong những hy vọng của tôi trong quá trình tìm kiếm công việc hiện tại là tìm được một tổ chức phát triển nhanh có thể tận dụng hết kinh nghiệm trong quá khứ của tôi trong việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, vì vậy tôi rất vui khi có cuộc phỏng vấn này và tìm hiểu thêm về công việc cụ thể và những thách thức đối với bạn. cần sự trợ giúp từ người bạn thuê cho vai trò này. ”
Ví dụ tạo bởi Sonny Dang